Biến chứng của sỏi niệu quản và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả
Chớ chủ quan nếu lỡ mắc sỏi niệu quản, bởi đây là nguồn cơn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe cũng như sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Cùng chúng tôi tìm hiểu về những biến chứng của sỏi niệu quản và cách phòng ngừa bệnh lý này nhé.
Sỏi niệu quản thường là sỏi di chuyển từ thận xuống niệu quản. Loại sỏi này gây cản trở dòng nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Sự tắc nghẽn này dẫn đến tình trạng nước tiểu bị ứ đọng, lâu ngày sẽ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm:
– Ứ nước ở thận, gây giãn đài bể thận: Vì sỏi đã chặn đường nước tiểu di chuyển nên nước tiểu không thể xuống được bàng quang để đào thải ra ngoài. Tình trạng này khiến nước tiểu bị ứ đọng ở thận, giãn đài bể thận ảnh hưởng đến chức năng của thận.
– Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Trong quá trình sỏi di chuyển đã làm tổn thương niêm mạc niệu quản. Tình trạng ứ đọng nước tiểu trong thận là cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, gây viêm với các biểu hiện như sốt cao, rét run, căng đau vùng hố thắt lưng.
– Suy thận cấp: Tình trạng này xảy ra khi sỏi gây bít tắc hoàn toàn đường niệu quản 2 bên, hoặc sỏi kẹt niệu quản ở thận độc nhất, dẫn đến triệu chứng vô niệu.
– Suy thận mạn: Bệnh viêm đường tiết niệu xảy ra kéo dài có thể dẫn tới tình trạng suy thận mạn. Những tế bào thận lúc này đã bị tổn thương, không thể phục hồi.
Vậy trước khi để bệnh hình thành hoặc với người đang trong quá trình điều trị sỏi niệu quản đều nên áp dụng các phương pháp dưới đây để cải thiện tình trạng sức khoẻ hiện tại của mình:
Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể: Đối với người bệnh có tiền sử sỏi thận, bạn nên thải ra ngoài cơ thể khoảng 2,5 lít nước tiểu mỗi ngày. Nước tiểu màu vàng nhạt và trong là dấu hiệu cơ thể đã được cung cấp đủ nước.
Hạn chế bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều canxi oxalat: phô mai, sữa, nước chè đặc, củ cải, đậu bắp.
Hạn chế ăn muối, protein động vật: Trong bữa ăn hàng ngày, bạn nên giảm lượng muối, chọn nguồn đạm có nguồn gốc từ thực vật như nấm, các loại đậu…
Cẩn trọng khi bổ sung canxi: Canxi trong thức ăn thường không ảnh hưởng tới nguy cơ sỏi thận. Do đó, bạn vẫn có thể tiếp tục bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, chỉ trừ các trường hợp bác sĩ khuyến cáo không nên. Vì khi cơ thể bị thiếu canxi rất dễ dẫn tới các bệnh lý liên quan tới xương khớp.
Chỉ với những lưu ý cơ bản trên đây, bạn đã có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc sỏi niệu quản một cách hiệu quả. Chia sẻ bài viết tới mọi người xung quanh để mọi người cùng áp dụng nhé.
Bình luận (0)