Các phương pháp chẩn đoán sỏi niệu quản hiện nay

Sau khi phát hiện các triệu chứng bất thường ở sức khoẻ có liên quan đến sỏi niệu quản, bạn đọc cần tới các cơ sở y tế uy tín để thăm khám trực tiếp về tình trạng hệ tiết niệu của mình. Một số phương pháp chẩn đoán sỏi niệu quản phổ biến được đề cập trong bài viết hôm nay.

Dựa vào chỉ số kết quả của các phương pháp chẩn đoán sau sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan và cụ thể nhất về tình trạng sỏi niệu quản của mình.

Tổng phân tích và cấy nước tiểu cho kết quả nhiều hồng cầu, có thể có bạch cầu và vi trùng. Đường tiết niệu bị nhiễm trùng có thể gây albumin trong nước tiểu.

Tổng phân tích và cấy nước tiểu

Chụp X-quang bộ niệu không chuẩn bị (KUB) giúp xác định vị trí, kích thước và hình dáng của sỏi, từ đó cho phép dự đoán khả năng đào thải tự nhiên của sỏi và phác đồ điều trị;

Siêu âm ổ bụng giúp phát hiện sỏi và tình trạng thận bị ứ nước. Siêu âm cũng cho phép quan sát sỏi niệu quản, đặc biệt là sỏi kém cản quang. Tuy nhiên, siêu âm không mô tả được vị trí của sỏi và chức năng của thận.

Chụp X-quang hệ niệu có cản quang (UIV) được áp dụng với trường hợp sỏi niệu quản buộc phải điều trị can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật. Chụp X-quang cho phép xác định vị trí của sỏi trong đường tiết niệu và mức độ giãn nở của đài bể thận. Bên cạnh đó, kỹ thuật này cũng phản ánh được chức năng của quả thận có sỏi và thận còn lại. Trường hợp thận ứ nước nhiều, có thể không bài tiết trên UIV, do đó, nên chụp sau khi tiêm thuốc cản quang sau 2, 4, hoặc 8 giờ. Nếu thận vẫn không bài tiết có khả năng thận đã bị hư hại nghiêm trọng. Trường hợp sỏi ở cả 2 thận thì UIV được áp dụng để chọn thận ưu tiên phẫu thuật. Ngoài ra, UIV còn phản ánh mức độ giãn nở của niệu quản phía trên sỏi.

Chụp niệu quản – bể thận ngược dòng (UPR) được áp dụng khi các kỹ thuật trên chưa kết luận được người bệnh có bị sỏi niệu quản hay không. Tuy nhiên, đây là thủ thuật có tính xâm hại và có thể đưa vi khuẩn từ niệu đạo lên đường tiểu trên. Hiện nay, kỹ thuật này đã được thay thế bằng chụp CT.

Chụp CT có thể xác định được sỏi niệu quản và mức độ tắc nghẽn, cũng như đánh giá được chức năng thận.

Trước khi điều trị, việc khám và theo dõi tình trạng sỏi là vô cùng cần thiết đối với người bệnh sỏi niệu quản. Người bệnh không nên chủ quan mà cần nắm rõ thông tin và tìm hiểu về bệnh cẩn thận để quá trình chữa bệnh được suôn sẻ nhất.

Kết quả tác dụng có thể da dạng tùy theo cơ địa của mỗi người mà có những phác đồ hỗ trợ điều trị khác nhau. chính vì vậy bạn đọc cần liên hệ trực tiếp với người có chuyên môn để được tư vấn cũng như hỗ trợ điều trị một cách tốt nhất.

Bình luận (0)