Mặc dù dễ phát hiện hơn so với sỏi thận nhưng sỏi niệu quản lại gây ra nhiều ảnh hưởng đến chức năng thận ở giai đoạn sớm. Tìm hiểu cùng chúng tôi về quá trình tiến triển của bệnh để hiểu hơn về sỏi niệu quản.
Sỏi niệu quản là một bệnh lý về đường tiết niệu khi sỏi được hình thành ở thận và di chuyển xuống niệu quản, rồi dừng lại ở các vị trí hẹp tự nhiên của niệu quản. Đa phần sỏi niệu quản có kích thước chiều ngang nhỏ hơn 5mm so với niệu quản, sẽ theo dòng nước tiểu đi xuống niệu quản một cách tự nhiên.
Diễn tiến của sỏi niệu quản thông thường sẽ như sau:
– Sỏi di chuyển từ thận xuống bàng quang phụ thuộc vào kích thước và vị trí của sỏi. Sỏi niệu quản ở đoạn xa sẽ di chuyển xuống bàng quang dễ hơn so với sỏi niệu quản ở đoạn giữa và đoạn gần. Tuy nhiên, chiều ngang của viên sỏi mới là yếu tố chính ảnh hưởng đến sự di chuyển của sỏi.
– Thời gian di chuyển của sỏi niệu quản xuống bàng quang là trong khoảng 4 – 6 tuần. Với sỏi có kích thước từ 2 – 4 mm thì sỏi đi xuống bàng quang trong 31 – 40 ngày.
– Tỷ lệ sỏi di chuyển tự nhiên theo vị trí của sỏi lần lượt là 22% (ở niệu quản đoạn gần), 46% (ở niệu quản đoạn giữa) và 71% (ở niệu quản đoạn xa)
– Căn cứ theo vị trí của sỏi, phương pháp điều trị nội khoa chờ sỏi di chuyển tự nhiên sẽ được áp dụng đối với sỏi niệu quản có kích thước nhỏ hơn 5mm. Ngược lại, với sỏi có kích thước lớn hơn 5mm thì việc di chuyển tự nhiên là rất khó, lúc này cần cân nhắc phương pháp điều trị can thiệp mổ lấy sỏi
– Các vị trí sỏi dễ bị mắc lại là ở khúc nối bể thận và niệu quản (10%), chỗ niệu quản bắt chéo bó mạch chậu (20%), đoạn niệu quản nội thành bàng quang (70%)
– Khi di chuyển, sỏi niệu quản gây ra những tổn thương đối với niệu quản. Niệu mạc xung quanh viên sỏi bị phù nề tạo điều kiện để sỏi bám vào niệu mạc và không thể di chuyển.
Người mắc sỏi niệu quản thường phải chịu đựng nhiều biến chứng khó chịu trong thời gian dài. Lời khuyên cho người bệnh sỏi niệu quản là cần chữa trị sớm và dứt điểm bệnh để ngăn ngừa nguy cơ sỏi phát triển lớn.
Bình luận (0)