Sỏi niệu quản: Nguyên nhân gây bệnh là gì?
Bệnh sỏi niệu quản được đánh giá là khá nguy hiểm trong các thể bệnh sỏi nội tiết. Bạn đọc có thể theo dõi tình trạng sức khoẻ và dựa vào một số triệu chứng nhất định để nhận biết mình có mắc sỏi niệu quản hay không. Tìm hiểu cùng chúng tôi về vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Bệnh sỏi niệu quản là hậu quả của những mảnh sỏi di chuyển từ thận tới bàng quang và mắc kẹt tại ống niệu quản. Bệnh lý này gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như nhiễm khuẩn đường tiết niệu, giãn đài bể thận, tắc đường dẫn tiêu, suy thận cấp và mạn…
Một số nguyên nhân gây ra sỏi niệu quản phải kể đến như:
– Di truyền: Thực tế thì chưa có nghiên cứu nào chứng minh đây là căn bệnh có thể di truyền trực tiếp. Tuy nhiên các bệnh lý gây nên sỏi thận, sỏi mật và hình thành sỏi niệu quản như xơ nang, Cystin niệu, tăng oxalat niệu, toan hóa ống thận… lại có tính di truyền rất lớn.
– Mất nước: Sỏi có thể hình thành trong thận và rơi xuống niệu quản phía dưới để trở thành sỏi niệu quản nếu chúng ta uống quá ít nước. Khi đó, nước tiểu sẽ bị cô đặc, tạo điều kiện cho tinh thể và khoáng chất lắng đọng.
– Chế độ ăn uống: Người có nguy cơ bị sỏi niệu quản cao khi có thói quen tiêu thụ quá nhiều món ăn chứa natri, đường và protein như bánh pudding, thực phẩm đông lạnh, thịt đỏ, hải sản…
– Dị dạng niệu quản: Một số người sinh ra đã bị sỏi niệu quản do gặp phải các vấn đề liên quan đến dị dạng niệu quản như niệu quản sau tĩnh mạch chủ, niệu quản tách đôi, niệu quản phình to…
– Bệnh lý: Nguyên nhân sỏi niệu quản ngoài do hậu quả sỏi thận và các bệnh liên quan đến sỏi thận thì có thể còn do một số bệnh lý về tuyến giáp, gút, viêm ruột…
Với những nguyên nhân chính được đưa ra trên đây, người bệnh cần hết sức lưu ý và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp, kịp thời nhất.
Bình luận (0)