Trong bài viết hôm nay, Cẩm nang đông y sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu cụ thể về niệu quản để hiểu thêm về bộ phận này cũng như vai trò chức năng của chúng trong cơ thể con người.
Vị trí của niệu quản
Niệu quản bắt đầu từ chỗ nối với thận ở bể thận ngang mức mỏm ngang cột sống L2 – L3 – nơi nước tiểu được lọc từ thận tập hợp lại, xuống bàng quang.
Cấu tạo của niệu quản như thế nào?
Khi chiều cao thay đổi thì chiều dài của niệu quản thay đổi theo, giới tính, vị trí của thận và bàng quang. Khi một người bước vào tuổi trưởng thành, trung bình chiều dài niệu quản từ 25 – 30 cm.
Kích thước niệu quản to đều từ trên xuống dưới trừ 3 chỗ hẹp niệu quản: một ở chỗ nối niệu quản – bể thận, một chỗ ở nơi niệu quản bắt chéo bó mạch chậu (nơi niệu quản đi ngang qua eo trên) và một nơi ở trong thành bàng quang. Trước khi niệu quản đổ vào bàng quang, có một đoạn niệu quản đi trong thành bàng quang và kết thúc bằng 2 lỗ niệu quản.
Niệu quản có đường kính ngoài 4 – 5 mm, đường kính trong 2 – 3 mm, nhưng đường kính trong có thể căng rộng 7mm. Niệu quản có cấu tạo từ ngoài vào trong gồm: lớp thanh mạc, lớp cơ, lớp niêm mạc.
Có 3 đoạn niệu quản: niệu quản trên, niệu quản giữa và niệu quản dưới. Một số các nhà y học chia niệu quản thành 2 đoạn: niệu quản gần từ chỗ niệu quản bắt chéo bó mạch chậu lên trên và niệu quản xa từ chỗ niệu quản bắt chéo bó mạch chậu xuống dưới bàng quang.
Chức năng của niệu quản trong cơ thể là gì?
Niệu quản có chức năng dẫn nước tiểu từ đài bể thận xuống bàng quang. Vì vậy, khi niệu quản có sỏi, không chỉ gây ra bất tiện trong sinh hoạt mà còn khiến người bệnh phải chịu đau đớn.
Mọi người không nên chủ quan với sỏi niệu quản bởi bệnh lý này có thể xảy ra ở bất cứ ai, bất cứ độ tuổi nào. Theo dõi và chăm sóc sức khoẻ bản thân để có phương án điều trị kịp thời, bạn nhé.
Bình luận (0)