Dưới đây là một số quan điểm không đúng trong quá trình điều trị sỏi thận của phần đa các ca bệnh này. Cùng chúng tôi tìm hiểu và giải đáp thắc mắc của quý bạn đọc trong bài viết hôm nay.
Không sử dụng nhiều muối thì không bị sỏi thận
Sai – Vì sỏi tiết niệu dễ hình thành nếu người bệnh ăn quá mặn, tuy nhiên, sỏi vẫn xuất hiện nếu bạn giữ thói quen ít uống nước, lười vận động hay do bẩm sinh nước tiểu không trung hòa được các tinh thể khoáng cặn.
Hiện tượng táo bón cũng tạo ra cơ hội cho vi trùng đường ruột phát triển, dẫn đến viêm tá tràng, túi mật và ống mật, làm cho mật dễ lắng xuống và tạo thành sỏi mật.
Chỉ cần điều trị nội khoa là khỏi hoàn toàn
Sai – Đối với trường hợp sỏi có kích thước nhỏ, chưa có biến chứng nhiều, người bệnh có thể điều trị bằng các phương pháp nội khoa, sử dụng các dược liệu an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu kích thước sỏi lớn, gây biến chứng lớn bác sĩ thường chỉ định các phương pháp hiện đại như mổ nội soi, tán sỏi. Ngoài ra, cần kết hợp uống thuốc, chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để hỗ trợ điều trị. Người bệnh nên đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa tiết niệu khi có các triệu chứng của sỏi thận (đau sườn hoặc đau lưng tăng dần, đau bụng co thắt, tiểu đau, tiểu dắt, nước tiểu có máu hoặc màu bất thường…) hoặc sỏi mật (đau dữ dội ở hạ sườn phải lan ra lưng, bả vai và thượng vị; sốt nóng và rét run, vàng da, vàng mắt, phân bạc màu…).
Ỷ lại việc phẫu thuật tán sỏi
Sai – Tâm lý đợi sỏi to rồi đi tán sỏi một lần cho tiện khá phổ biến. Một số bệnh nhân chủ quan không chữa trị ngay từ đầu, mà ỷ lại vào tiểu phẫu tán sỏi. Tuy nhiên, kích thước sỏi càng lớn, nguy cơ biến chứng càng cao và chi phí điều trị thường tốn kém. Viên sỏi thận lớn có thể gây nghẽn đường tiết niệu, suy thận cấp tính và mãn tính nếu kết hợp viêm nhiễm. Đối với sỏi mật, người bệnh có thể gặp các biến chứng nguy hiểm phải can thiệp bằng ngoại khoa như viêm túi mật cấp, viêm màng bụng, viêm đường dẫn mật, tích nước túi mật, rò mật vào các tạng trong ổ bụng, xơ gan do ứ mật… VÌ vậy bạn nên điều trị ngay khi phát hiện sỏi, khi đó bạn có thể chỉ cần uống thuốc.
Sỏi không tái phát sau khi tán
Sai – Phương pháp tán sỏi chỉ đặc trị những viên sỏi lớn, chứ không ngăn cản quá trình hình thành sỏi về sau. Để tránh tái phát, bệnh nhân cần phòng ngừa bằng cách thay đổi lối sống, hạn chế ăn mặn và chất béo giàu cholesterol, uống nhiều nước, tập thể dục thường xuyên…
Việc điều trị bằng phương pháp nào, hiệu quả ra sao phụ thuộc nhiều vào tình trạng bệnh và cả người bệnh. Không nên quá lo lắng hoặc quá chủ quan, bệnh sỏi thận có thể chữa được, chỉ cần người bệnh tỉnh táo và có lựa chọn đúng đắn cho mình.
Bình luận (0)