Đây là câu hỏi chúng tôi thường nhận được từ các ca bệnh sỏi niệu quản. Bài viết hôm nay của chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc này giúp bạn đọc.
Sỏi niệu quản là gì?
Sỏi niệu quản là những khối rắn nằm trong lòng niệu quản (ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang) do các khoáng chất trong nước tiểu lắng đọng và kết tinh tạo thành. Thực tế, đa số các trường hợp bị sỏi niệu quản là do sỏi thận di chuyển xuống và mắc kẹt tại đó, còn một số ít là sỏi hình thành tại túi thừa niệu quản.
Sỏi niệu quản nguy hiểm như thế nào?
So với sỏi thận, sỏi bàng quang hay sỏi niệu đạo, thì sỏi niệu quản thường nguy hiểm và tiềm ẩn nhiều biến chứng hơn. Hai nhánh niệu quản có đường kính rất nhỏ chỉ khoảng 3 – 4mm và từ trên xuống dưới có 3 chỗ hẹp: một chỗ ở điểm nối bể thận – niệu quản, một điểm ở nơi niệu quản bắt chéo bó mạch chậu, một điểm ở điểm nối niệu quản – bàng quang.
Cụ thể, những biến chứng của sỏi niệu quản mà người bệnh thường gặp phải đó là:
– Thận ứ nước, giãn đài bể thận: Sỏi làm tắc nghẽn đường dẫn tiểu, nước tiểu tích tụ trong thận và niệu quản khiến vách thận, đài bể thận giãn to gây ra cơn đau quặn thận.
– Viêm bể thận, thận ứ mủ, nhiễm trùng thận, suy thận: Thận ứ nước mạn tính, vi khuẩn, độc tố, các tế bào viêm tích tụ gây viêm, nhiễm trùng và phá hủy dần các tiểu đơn vị thận dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cuối cùng là suy thận.
– Nhiễm khuẩn tiết niệu: Sỏi tắc nghẽn hoặc sỏi cọ xát làm tổn thương niệu quản và các vị trí khác trên đường tiết niệu gây nhiễm khuẩn.
Dù cho niệu quản được cấu tạo từ các khối cơ trơn có khả năng co giãn nhất định nhưng nếu sỏi kích thước quá lớn bị kẹt lại ở những vị trí này sẽ làm cản trở dòng chảy nước tiểu, gây nên những cơn đau quặn thận rầm rộ. Nhiều trường hợp bị tắc nghẽn hoàn toàn đường tiểu dẫn đến bí tiểu, vô niệu.
Do đó, khi có dấu hiệu nghi ngờ sỏi niệu quản, bạn đọc nên đến thăm khám và điều trị tại các cơ sở y tế để nắm rõ tình trạng bệnh hiện tại của mình.
Bình luận (0)