Giống như các thể bệnh sỏi khác, sỏi niệu quản cần được điều trị kịp thời, kết hợp với chế độ dinh dưỡng đúng, phù hợp để quá trình chữa bệnh được hiệu quả nhất. Nếu đang mắc sỏi niệu quản, bạn nên bổ sung thật nhiều các loại thực phẩm được nhắc đến trong bài viết dưới đây.
Nước lọc
Nguyên nhân chính dẫn đến sỏi niệu quản là do cơ thể mất nước, tiểu ít, nước tiểu quá đặc. Việc uống nhiều nước sẽ khiến lượng nước tiểu tăng lên và được pha loãng hơn, nồng độ các chất canxi, oxalat,… trong nước tiểu cũng giảm đi. Điều này giúp ích cho quá trình điều trị sỏi niệu quản của người bệnh và ngăn ngừa sự tái phát bệnh. Để lượng nước tiểu nhiều hơn 2,5 lít, người bệnh nên uống khoảng 2-2,5 lít nước mỗi ngày. Ngoài nước lọc, người bệnh còn có thể uống bổ sung các loại nước lợi tiểu như: nước râu ngô, nước cỏ rễ tranh, nước bông mã đề,…
Tùy theo thời tiết mà người bệnh sỏi niệu quản lưu ý tăng hoặc giảm lượng nước uống hàng ngày. Nếu trời nắng nóng, cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi hơn bình thường, người bệnh nên uống 3-4 lít nước. Nên uống nước chia đều vào các thời điểm trong ngày, không uống quá nhiều nước cùng một lúc.
Thực phẩm giàu canxi
Canxi là thành phần chính gây ra sỏi, tuy nhiên chúng ta không nên kiêng tuyệt đối các loại thực phẩm chứa nhiều canxi. Bởi thiếu hụt canxi sẽ làm tăng nồng độ oxalat tự do trong nước tiểu dẫn đến tăng nguy cơ hình thành sỏi. Mỗi ngày, người bệnh cần bổ sung lượng canxi tối thiểu khoảng 800mg-1200mg canxi/ngày. Chỉ nên bổ sung canxi qua các loại thực phẩm, không nên bổ sung dưới dạng thuốc uống. Các loại thực phẩm giàu canxi có thể kể đến như: sữa chua, lòng đỏ trứng, phô mai, rau có màu xanh đậm,… Nếu còn băn khoăn về việc bổ sung canxi, bạn có thể tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng.
Người bệnh sau khi mổ niệu quản cũng nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng bởi đó là một yếu tố quan trọng quyết định đến quá trình hồi phục của họ. Bệnh nhân nên có chế độ ăn uống hợp lý như: Uống nhiều nước, bổ sung canxi hay tăng cường vitamin và chất xơ. Việc bổ sung đủ lượng canxi sẽ giúp quá trình hồi phục của người bệnh diễn ra nhanh chóng hơn.
Một số loại nước ép trái cây
Ngoài nước lọc, người bệnh có thể uống các loại nước ép trái cây. Trong đó có 2 loại nước ép cực tốt cho người sỏi niệu quản đó là nước ép húng quế và quả lựu.
Trong lá húng quế chứa rất nhiều acid acetic và chất chống oxy hóa có tác dụng bào mòn sỏi niệu quản, giảm đau, chống viêm. Có thể uống nước ép húng quế hoặc uống trà từ lá húng quế đã phơi khô. Tuy nhiên, người bệnh không nên dùng loại nước ép này liên tục quá 6 tuần.
Nước ép lựu chứa các chất chống oxy hóa có khả năng đào thải độc tố trong thận, cải thiện chức năng thận và ngăn cản quá trình tái tạo thận. Không chỉ vậy, tinh chất từ quả lựu còn có thể kiềm hóa nước tiểu, ngăn chặn sự tích tụ các thành phần trong nước tiểu, tránh tình trạng sỏi tái phát.
Các loại trái cây có chứa citrate tự nhiên
Citrate là một chất có tác dụng ức chế kết tinh sỏi, cản trở sự kết dính của các khoáng chất. Citrate có nhiều trong trái cây họ cam như quýt, cam, chanh, bưởi,…Bên cạnh đó, việc uống nước ép chanh thường xuyên còn có thể giảm thiểu đến 12% nguy cơ mắc sỏi niệu quản. Ngoài ra, người bệnh còn có thể bổ sung thêm một số loại hoa quả tốt cho sức khỏe như: dưa hấu, xoài, lê, dứa, táo,…
Các thực phẩm giàu chất xơ
Người mắc sỏi niệu quản nên ăn nhiều các thực phẩm giàu chất xơ (cả chất xơ tan trong nước và chất xơ không tan trong nước). Chất xơ kết hợp với canxi tại ruột rồi được bài tiết qua đường hậu môn thay vì thông qua đường tiểu. Từ đó lượng canxi bài tiết qua nước tiểu sẽ giảm, hạn chế nguy cơ hình thành sỏi. Các thực phẩm chứa nhiều chất xơ người bệnh nên bổ sung như: bầu, bí, súp lơ, ớt chuông, cà rốt, nấm,…
Bạn đọc có thể lưu lại và chia sẻ bài viết này để nhiều người bệnh sỏi niệu quản đều có thể biết và áp dụng nhé.
Bình luận (0)