Trà xanh từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của người Việt. Thức uống này có công dụng giải nhiệt, thải độc, giải khát tốt thế nhưng đối với người đang mắc sỏi thận thì đây lại chính là nguy cơ khiến bệnh tiến triển xấu. Tìm hiểu cùng Cẩm nang đông y trong bài viết dưới đây.
Trong thành phần của lá trà có chứa florua, khi uống quá nhiều có thể gây ảnh hưởng đến chức năng thận. Do florua được bài tiết qua thận, khi lượng florua dư thừa, vượt quá khả năng bài tiết của thận sẽ gây tích lũy trong thận và làm tổn thương thận.
Thứ hai, trà chứa cafein, có tác dụng làm tăng nhịp tim. Nếu bạn uống vào lúc đói sẽ bài tiết dịch ở dạ dày và tăng bài tiết thận gây gánh nặng cho thận. Nếu dùng thường xuyên sẽ gây tổn hại thận trường hợp.
Trong lá trà/chè chứa một lượng acid oxalic, dùng thường xuyên có thể dẫn đến oxalate niệu là nguyên nhân hình thành nên sỏi oxalate trong thận và đường tiết niệu. Một số hợp chất trong trà gây ngăn cản sự hấp thu canxi và sắt vào cơ thể. Khi canxi không được chuyển hóa hết, được đào thải qua thận, kết tinh tạo sỏi. Nguyên nhân chính làm sỏi hình thành là do bổ sung không đủ nước, nhưng theo một nghiên cứu từ Trung tâm y tế Đại học Loyola đã chỉ ra rằng uống nước trà xanh làm tăng nguy cơ sỏi thận và những người bị sỏi thận thì không nên sử dụng trà/chè. Chính vì thế, các nhà khoa học khuyến cáo, những người bị sỏi thận thì tuyệt đối không nên uống nước trà/chè xanh; những người chưa bị sỏi thận cũng không nên duy trì thói quen uống trà/chè xanh thường xuyên thay nước lọc
Tác hại gây cho thận sẽ tăng nếu uống kết hợp trà và rượu. Tuy trà giúp lợi tiểu nhưng hàm lượng theophylline có trong trà sẽ phá vỡ gốc tự do chưa được phân giải từ rượu (acetaldehyde) và đưa vào trong thận. Như đã biết, acetaldehyde gây hại rất lớn đối với thận, làm tổn thương và hỏng thận.
Với những thông tin trên đây, hy vọng rằng bạn đọc có cái nhìn đúng đắn về thức uống quen thuộc ấy trong thói quen hàng ngày. Không nên lạm dụng trà xanh khi đang trong quá trình điều trị sỏi thận, bạn nhé.
Bình luận (0)