Viêm gan virus là bệnh do virus gây ra và là bệnh truyền nhiễm. Hầu như người mắc bệnh chỉ phát hiện ra khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng vì trong giai đoạn đầu viêm gan không có triệu trứng rõ ràng. Có 6 loại virus gây viêm gan là A, B, C, D, E, G. Mỗi loại có tính chất và khả năng gây bệnh khác nhau nên triệu chứng và phương pháp điều trị cũng khá đa dạng.
Viêm gan virus là gì?
Viêm gan do virus là tình trạng lá gan bị virus xâm nhập và tấn công khiến cho các tế bào gan bị viêm và tổn thương. Viêm gan virus có thể phá vỡ quá trình thải độc, lưu trữ vitamin và sản xuất hormone của gan. Biến chứng của viêm gan là suy gan, xơ gan, ung thư gan…
Các loại viêm gan virus gây nên
- Viêm gan A
Từ năm 1973 virus viêm gan A được phát hiện, Virus này lây qua đường ăn uống do thực phẩm và nguồn nước bị ô nhiễm. Hiện nay đã có vaccine phòng viêm gan A. Bệnh viêm gan A lành tính, không chuyển thành mạn tính và có thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng lại có thể bị tái nhiễm.
- Viêm gan B
Virus viêm gan B có cấu trúc rất nhỏ, khi nhiễm virus này gan của bệnh nhân sẽ sưng lên, có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng. Viêm gan B trở thành mạn tính dẫn đến các biến chứng như sẹo gan, xơ gan, ung thư biểu mô tế bào gan. Cách đây 20 năm đã có vaccine phòng bệnh, hiệu quả phòng ngừa lên tới 95%. Cho tới nay vẫn chưa có cách nào để chữa khỏi viêm gan B hoàn toàn.
- Viêm gan C
Virus viêm gan C được tìm thấy từ năm 1989 với sự đa dạng về gen nhưng cho đến nay vẫn chưa có vaccine phòng bệnh này bởi chưa có hệ thông nuôi cấy tế bào phù hợp và đa dạng của kiểu gen. Dù đã được điều trị khỏi nhưng cơ thể vẫn có thể bị tái nhiễm viêm gan C. Và có tới hơn 80% số người mắc bệnh bị viêm gan C mạn tính.
- Viêm gan D
Đây là một virus không hoàn chỉnh (chỉ có phần nhân không có phần vỏ) được phát hiện năm 1977. Vì vậy nó không thể độc lập gây bệnh mà phải đồng nhiễm hoặc bội nhiễm với viêm gan B mới có khả năng gây bệnh. Hiện nay đã có vaccine phòng viêm gan D.
- Viêm gan E
Diễn biến lành tính, chữa được khỏi hoàn toàn và không bị tái nhiễm. Nếu phụ nữ mang thai bị nhiễm viêm gan E thì có nguy cơ cao trở thành viêm gan ác tính và tỷ lệ tử vong cao. Virus viêm gan E được tìm thấy từ năm 1991, đến nay chưa có vaccine tiêm phòng ở nước ta.
- Viêm gan G
25% thành phần của viêm gan G giống với viêm gan C nhưng vai trò bệnh chưa rõ ràng. Hơn 70% người mắc bệnh này không có biểu hiện lâm sàng.
Nguyên nhân gây bệnh viêm gan virus
Nguyên nhân gây bệnh viêm gan virus chủ yếu là do tiếp xúc với máu của bệnh nhân ở vết thương hở, truyền máu có virus viêm gan. Do mẹ truyền cho con, do quan hệ tình dục không an toàn với người bệnh. Do sử dụng chung kim tiêm, xăm trổ, bấm xỏ khuyên tai, dụng cụ chăm sóc móng tay móng chân. Và do ăn phải thực phẩm và nguồn nước bị ô nhiễm.
Có thể bạn quan tâm:
- Bệnh viêm gan C nguy hiểm như thế nào?
Triệu chứng của bệnh viêm gan do virus
Thời kỳ ủ bệnh: Chưa có triệu chứng lâm sàng. Thời gian ủ bệnh tuỳ thuộc vào mỗi loại virus viêm gan, khoảng từ 15 – 180 ngày.
Thời kỳ khởi phát: Bệnh nhân có biểu hiện sốt, đau tức vùng hạ sườn phải, mệt mỏi không muốn đi lại, nước tiểu màu vàng thẫm.
Thời kỳ toàn phát: vàng da, ngứa da, gan to, lách to, chán ăn, mệt mỏi, đau đớn, rối loạn tiêu hoá, phân bạc màu, nước tiểu ít và sẫm như nước vối đặc. Xét nghiệm sẽ thấy men gan tăng, Transaminase tăng cao, Bilirubin máu toàn phần tăng…
Thời kỳ hồi phục: Các triệu trứng giảm dần, bắt đầu là hiện tượng đa niệu (lượng nước tiểu tăng lên nhiều, bệnh nhân đi tiểu nhiều lần hơn), nước tiểu trong dần lên. Gan lách thu dần về bình thường, các cơn đau giảm đi nên bệnh nhân ăn ngủ tốt hơn. Hết đau khớp. Các chỉ số xét nghiệm dần trở về bình thường.
Viêm gan virus có lây không?
Viêm gan virus là do virus xâm nhập vào cơ thể gây tổn thương và làm suy giảm chức năng gan. Vì vậy, viêm gan virus là bệnh lây nhiễm có tốc độ lây truyền từ người bệnh sang người khoẻ mạnh nhanh chóng nếu không được phòng ngừa và kiểm soát kịp thời.
Có rất nhiều đường lây nhiễm như: truyền từ mẹ sang con, đường máu, đường tiêu hoá, đường tình dục…
Chẩn đoán viêm gan virus
- Chẩn đoán lâm sàng
– Diễn biến của bệnh có 2 thời kì rõ ràng: khởi phát có sốt và thời kì vàng da sau hết sốt
– Chẩn đoán lâm sàng qua các triệu chứng: gan to, mềm, đau tức vùng gan, phân lỏng, nước tiểu vàng sẫm…
- Chẩn đoán cận lâm sàng (xét nghiệm)
– Men gan (SGOT, SGPT) tăng cao, trong đó SGPT thường cao hơn SGOT
– Bilirubin máu tăng
– Xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên: HBsAg, anti HCV, anti -HBc IgM..
Phương pháp điều trị viêm gan virus
– Viêm gan A: Hầu như bệnh nhân viên gan A sẽ tự phục hồi bằng việc kiêng bia rượu và thuốc mà không cần điều trị. Và trên thực tế cũng chưa có thuốc hay phương pháp nào điều trị viêm gan A
– Viêm gan B: Thuốc điều trị viêm gan B gầm 2 loại: Thuốc kháng siêu vi (enofovir disoproxil (Viread/TDF), Tenofovir alafenamide (Vemlidy/TAF), Entecavir (Baraclude), Pegylated interferon alfa (PEG-IFN-a); Entecavir) và thuốc điều chỉnh miễn dịch (Peginterferon alfa 2a (Pegasys hay còn gọi là PEG Interferon), Interferon alfa-2b (Intron A)). Được sản xuất dạng uống và dạng tiêm,sử dụng tuỳ phác đồ và tình trạng bệnh. Ngoài ra còn có các loại thuốc có tác dụng ức chế quá trình xâm nhập hay ức chế trình tự tạo bọc của virus.
– Viêm gan C: Biện pháp cơ bản điều trị viêm gan C là Interferon alpha. Đây là chất tự nhiên của cơ thể, được sản xuất bởi các tế bào đề kháng khi bị nhiễm siêu vi. Hiện nay có một số biện pháp phối hợp kháng sinh chống virus cho kết quả khỏi bệnh cao hơn như kết hợp Interferon alpha với Ribavirin.
– Viêm gan D: Peg-interferon có hiệu quả trong việc ức chế sự nhân lên của vi rút viêm gan D trong cơ thể.
– Viêm gan E: Với viêm gan E cấp thì bệnh nhân được khuyên nên nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và chất lỏng, kiêng rượu bia. Với viêm gan E mạn có thể dùng ribavirin, peginterferon hoặc kết hợp cả 2 loại đó.
– Viêm gan G (HGV): Hiện tại chưa có phương án điều trị viêm gan G. Có nghiên cứu chỉ ra rằng HGV nhạy cảm với IFN, có thể gây ảnh hưởng tới bộ phận nào đó trong cơ thể nhưng không làm tổn thương gan.
Biện pháp phòng ngừa viêm gan virus
– Viêm gan A: Tiêm phòng viêm gan A, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, luôn ăn chín uống sôi. không ăn rau sống, tiết canh, những món gỏi, không ăn hoa quả đã cắt gọt sẵn khi nghi ngờ về vệ sinh.
– Viêm gan B: Tiêm phòng viêm gan B, thực hiện an toàn truyền máu, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, tìm hiểu bạn tình có bị viêm gan B không. Không sử dụng chung kim tiêm, bàn chải đánh răng, dao cạo, dụng cụ xăm trổ làm móng với người viêm gan B. Không tiêm chích ma tuý.
– Viên gan C: Kiêng uống bia rượu. Quan hệ tình dục an toàn. Không sử dụng chung kim tiêm bàn chải đánh răng, dao cạo, dụng cụ xăm trổ làm móng với người người khác.
– Viêm gan D: Tiêm phòng viêm gan D. Quan hệ tình dục an toàn. Bịt kín các vết thương hở. Thực hiện an toàn truyền máu. Cẩn thận với xăm hình, xỏ khuyên tai, làm móng …
– Viêm gan E: Giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống. Thực hiện tốt việc sàng lọc, quản lý, chăm sóc và điều trị nhưng bệnh nhân viêm gan E.
– Viêm gan G: Quan hệ tình dục an toàn. Thưc hiện an toàn truyền máu. Bịt kín các vết thương hở
Bình luận (0)