4 cách tự chữa trĩ tại nhà

Nếu chưa ở giai đoạn nghiêm trọng, người bệnh có thể hoàn toàn tự điều trị trĩ tại nhà với 4 cách thông dụng dưới đây. Theo dõi và áp dụng nhé.

1. Biện pháp giảm đau và ngứa

Các biện pháp chữa bệnh trĩ tại nhà có tác dụng hỗ trợ giảm đau, tránh kích ứng và chống ngứa. Ngoài ra, các biện pháp này có thể giúp người bệnh đi ngoài dễ dàng hơn hơn, tránh táo bón và giảm kích ứng liên quan đến bệnh trĩ.

Để giảm đau và ngứa liên quan đến bệnh trĩ, người bệnh thực hiện như sau:

  • Tắm nước ấm: Tắm và ngâm hậu môn trong nước ấm khoảng 15 phút mỗi lần có thể cải thiện tình trạng ngứa ngáy và hỗ trợ giảm kích ứng ở hậu môn. Người bệnh có thể thực hiện biện pháp này 2 – 3 lần mỗi ngày hoặc sau khi đi đại tiện. Ngoài ra, người bệnh có thể vệ sinh hậu môn bằng xà phòng không mùi và lau khô bằng khăn mềm sạch.
  • Sử dụng khăn lau cho người bệnh trĩ: Có một số khăn lau đặc biệt có chứa hydrocortisone hoặc chiết xuất từ cây phỉ, có tác dụng giảm đau, ngứa và không có tác dụng phụ.
  • Chườm lạnh: Người bệnh có thể đặt một túi chườm lạnh nhỏ lên búi trĩ hoặc hậu môn nhiều lần trong ngày để giảm sưng và đau ở búi trĩ.
  • Không được gãi: Gãi ngứa có thể làm tổn thương các mô, dẫn đến kích ứng và khiến các triệu chứng bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Mặc quần lót thích hợp: Người bệnh nên mặc quần áo rộng rãi, mềm mại, đặc biệt là quần lót. Điều này có thể giúp cho khu vực hậu môn thông thoáng và ngăn ngừa hơi ẩm tích tụ và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ.

2. Thay đổi thói quen khi đi đại tiện

Các thói quen xấu khi đi đại tiện có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ hoặc khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh có thể thay đổi các thói quen khi đi đại tiện như một cách chữa bệnh trĩ không cần phẫu thuật tại nhà, chẳng hạn:

  • Hạn chế thời gian ngồi trên bồn cầu: Nếu không thể đi đại tiện sau 1 phút, hãy rời khỏi nhà vệ sinh, đừng cố rặn hoặc ép cơ thể đi vệ sinh. Ngoài ra, người bệnh nên cố gắng tạo thói quen đi đại tiện vào cùng một thời điểm mỗi ngày để hỗ trợ cải thiện bệnh trĩ nội hoặc trĩ ngoại.
  • Lau hậu môn nhẹ nhàng: Nếu giấy vệ sinh gây khó chịu khi lau hậu môn, người bệnh có thể sử dụng giấy ướt để vệ sinh hậu môn sau khi đi đại tiện. Ngoài ra, khăn lau cho trẻ em hoặc khăn lau chứa chiết xuất cây phỉ có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng đau đớn và khó chịu liên quan đến bệnh trĩ ngoại.
  • Không nhịn đại tiện: Nếu cảm thấy cần đi đại tiện, người bệnh cần đi ngay, tránh trì hoãn nhu cầu đại tiện. Nhịn đi đại tiện có thể khiến phân trở nên khô cứng, dẫn đến áp lực, căng thẳng và khiến bệnh trĩ nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh nên đi đại tiện ngay khi cần thiết hoặc đi ngay khi có thể.
  • Ngồi xổm khi đi đại tiện: Người bệnh có thể đặt một chiếc ghế nhỏ bên dưới chân khi đi đại tiện để nâng cao đầu gối. Điều này có thể thay đổi vị trí khi ngồi trên bồn cầu, giúp trực tràng thẳng và giúp phân đi ra khỏi hậu môn dễ dàng hơn.

3. Thay đổi chế độ ăn uống

Thực hiện chế độ ăn uống giàu chất xơ không hòa tan có thể giúp giảm táo bón và ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát. Chất xơ có thể làm mềm phân, giúp người bệnh đi ngoài dễ dàng hơn, giảm kích ứng hậu môn, làm lành các vết thương và cải thiện tình trạng bệnh trĩ gây chảy máu.

Theo thống kê, người bệnh nên tiêu thụ khoảng 25 – 35 gram chất xơ mỗi ngày. Các nguồn cung cấp chất xơ phổ biến bao gồm:

  • Mận khô và nước ép mận;
  • Các loại đậu;
  • Trái cây tươi, chẳng hạn như táo, lê, kiwi, quả sung và trái cây có múi (cam, bưởi);
  • Rau xanh, chẳng hạn như rau bina, bông cải xanh và các loại rau họ cải khác;
  • Khoai lang;
  • Hạt chia, hạt lanh;
  • Ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như lúa mạch, yến mạch, cám, gạo lứt và bánh mì nguyên hạt.
  • Bên cạnh đó, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về các sản phẩm bổ sung chất xơ để tăng cường hiệu quả điều trị bệnh trĩ.

4. Uống nhiều nước

Mất nước là nguyên nhân dẫn đến táo bón và khiến các triệu chứng bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn. Uống đủ nước có thể giúp làm mềm phân và giúp phân đi ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể sử dụng các loại thực phẩm có hàm lượng nước cao để tăng cường lượng nước trong cơ thể.

Số lượng nước cần tiêu thụ mỗi ngày phụ thuộc vào từng cá nhân. Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo, nam giới nên uống khoảng 13 cốc và phụ nữ là 9 cốc mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ. Phụ nữ mang thai, đang cho con bú và người vận động nhiều cần bổ sung nhiều nước hơn.

Chữa bằng phương pháp phù hợp và kịp thời sẽ ngăn ngừa nguy cơ trĩ phát triển lớn hơn. Bạn có thể tham khảo và chia sẻ bài viết tới mọi người nhé.

Kết quả tác dụng có thể da dạng tùy theo cơ địa của mỗi người mà có những phác đồ hỗ trợ điều trị khác nhau. chính vì vậy bạn đọc cần liên hệ trực tiếp với người có chuyên môn để được tư vấn cũng như hỗ trợ điều trị một cách tốt nhất.

Bình luận (0)