6 cách chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt đơn giản tại nhà

Tác dụng của lá lốt chữa thoái hóa đốt sống cổ

Lá lốt là nguyên liệu quen thuộc trong mọi bữa cơm gia đình. Bên cạnh công dụng gia tăng hương vị cho món ăn, lá lốt còn có nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe người dùng. Theo y học cổ truyền, lá lốt có tính ấm, mùi thơm, vị cay, rất hữu hiệu trong việc chữa trị các triệu chứng như phong hàn, đau đầu, buồn nôn,…


Trong thành phần lá lốt chứa hoạt chất ancaloit và tinh dầu, có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của các gốc tế bào tự do, làm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư. Ngoài ra, lá lốt còn thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng sau:

  • Chứng rối loạn tuyến mồ hôi, ra mồ hôi tay, chân thường xuyên.
  • Điều trị vùng tổn thương tế bào do bị viêm như viêm xoang, viêm mũi,…
  • Là cách chữa thoái hóa đốt sống cổ và các bệnh lý như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, đau thần kinh tọa,… hiệu quả
  • Làm giảm các triệu chứng bệnh viêm âm đạo, viêm tinh hoàn.
  • Có tác dụng chống viêm, diệt khuẩn, trị mụn nhọt.
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về thận.

6 cách chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt đơn giản tại nhà

Phương pháp chữa thoái hóa đốt sống cổ có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau. Ngoài việc sử dụng lá lốt độc vị, bạn có thể kết hợp thêm với nhiều dược liệu khác như đinh lăng, trinh nữ, cỏ xước, chó đẻ nhằm tăng cường hiệu quả điều trị.
Dưới đây là một số bài thuốc chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt mà người bệnh không nên bỏ qua.

Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt và cây cỏ xước

Trong dân gian, cỏ xước được biết đến là bài thuốc hiệu quả trong việc chữa các bệnh về gan, thận, đau xương khớp. Kết hợp cỏ xước với lá lốt trở thành giải pháp điều trị thoái hóa hết sức an toàn. Người bệnh có thể sử dụng trong thời gian dài để giảm đau và hồi phục các tổn thương do thoái hóa gây ra.


Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị lá lốt, cỏ xước mỗi loại 50g.
  • Rửa sạch rồi để ráo nước.
  • Cho vào ấm đun cùng 2 lít nước. Đun sôi thì để lửa nhỏ đun tiếp 10 phút thì tắt bếp.
  • Lọc lấy phần nước, uống thay nước lọc mỗi ngày.

Nước sắc từ lá lốt

Sắc nước từ lá lốt là bài thuốc đơn giản nhất người bệnh có thể thực hiện hằng ngày. Chú ý nên sử dụng các loại lá tươi, không bị hư hỏng để đảm bảo các dưỡng chất có bên trong giúp người bệnh giảm đau và tăng cường sức khỏe tốt nhất.


Thực hiện như sau:

  • Dùng 1 nắm lá lốt tươi sạch, loại bỏ các lá hư úa.
  • Ngâm lá lốt với nước muối trong 15 phút để loại bỏ các tạp chất
  • Sắc lá lốt với với nước sạch với 2 bát nước đến khi cạn còn 1 bát thì tắt bếp
  • Chắt lấy nước cốt chia thuốc ra làm hai phần dùng hết trong ngày.
  • Nên dùng khi nước thuốc còn ấm và sau khi ăn để tăng cường hiệu quả.

Mùi nước sắc từ lá lốt có thể hơi khó uống so với một số nước. Do đó bạn có thể chắt lấy nước xay lá lốt và nấu với sữa bò để dễ uống hơn.

Bài thuốc chườm từ lá lốt

Lá lốt, ngải cứu tươi, muối hạt
Tác dụng: Giúp người bệnh giảm đau nhức, dễ chịu hơn, kiên trì sử dụng sẽ hạn chế được các cơn đau nhức xuất hiện.
Các bước thực hiện:

  • 150gr lá lốt, ngải cứu tươi đem rửa sạch, để ráo nước.
  • Cho vào chảo sao nóng lên với muối hạt.
  • Lấy 1 miếng vải sạch để đựng hỗn hợp vào, đắp lên vị trí cổ bị đau.
  • Khi hỗn hợp hết nóng, lấy ra sao lại.
  • Đắp khoảng 30 phút mỗi lần, mỗi tuần thực hiện 3 – 4 lần.


Lá lốt, ngải cứu, giấm gạo
Tác dụng: bài thuốc này dùng để xoa bóp, cải thiện cảm giác đau mỏi cho người bệnh.
Các bước thực hiện:

  • Chuẩn bị 30gr lá lốt, 30gr ngải cứu và 350ml giấm gạo.
  • Lá lốt, ngải cứu đem rửa sạch.
  • Cho lá lốt và ngải cứu vào nồi nấu cùng với giấm gạo.
  • Đun sôi để nhỏ lửa khoảng 15 – 20 phút thì tắt bếp.
  • Đổ ra chén, bôi lên vị trí cổ bị đau và xoa bóp nhẹ nhàng.

Bài thuốc lá lốt kết hợp đinh lăng, cây xấu hổ 

Nguyên liệu gồm lá lốt, rễ cây đinh lăng, cây xấu hổ, lá đinh lăng và nước. 
Rửa sạch rễ và thân lá lốt, cắt khúc nhỏ phơi khô, sau đó sao vàng lá cây xấu hổ và lá đinh lăng. Dùng 3 được liệu này sắc nước uống hằng ngày liên tục trong 1 tuần sẽ thấy tác dụng. Sau đó duy trì cách 1 tuần lại dùng 1 tuần.


Theo y học cổ truyền, cây xấu hổ có vị ngọt, tính hơi hàn, có tác dụng chống viêm, làm dịu cơn đau do đó được ứng dụng chữa các bệnh đau xương khớp. Đinh lăng là thảo dược có tính mát, hơi đắng, trong đinh lăng có 8 loại saponin khác nhau và các axit amin, khoáng chất và vitamin B1, B2, B6, C,… Đinh lăng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm đau các khớp, kích thích tiết mồ hôi.

Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt và sữa bò tươi

Chắc hẳn đây là “bài thuốc” độc đáo và mới lạ với nhiều người bệnh. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, sự kết hợp giữa lá lốt và sữa bò tươi sẽ mang lại hiệu quả cực kỳ tốt trong việc giảm đau, chống viêm và bồi bổ xương khớp nhất là những bệnh nhân thoái hóa đốt sống L5 và S1.


Cách chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt và sữa bò tươi được thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 100g lá lốt tươi cùng 300ml sữa bò nguyên chất.
  • Lá lốt rửa sạch rồi bỏ vào máy xay nhuyễn, chắt lấy nước cốt và lọc bỏ bã lá, sau đó nấu chung với sữa bò tươi.
  • Sử dụng vào buổi sáng và tối ngay khi còn ấm, duy trì thực hiện trong ít nhất 7 ngày để thấy rõ hiệu quả.

Các món ăn từ lá lốt

Bò xào lá lốt

  • Chuẩn bị 150gr thịt bò, 150gr lá lốt, gia vị.
  • Rửa sạch nguyên liệu bao gồm lá lốt, thịt bò và để ráo nước hoàn toàn.
  • Thái lát thịt bò ướp cùng gia vị vừa đủ.
  • Xào thịt bò lên, đến khi thịt gần chín cho lá lốt vào trộn đều, nêm gia vị vừa ăn, tắt bếp.
  • Dùng để ăn không hoặc dùng chung với cơm.


Trứng rán lá lốt

  • Chuẩn bị nguyên liệu gồm 5 quả trứng gà, 150gr lá lốt, gia vị.
  • Rửa sạch lá lốt, để ráo và thái thành sợi.
  • Đập trứng ra chén, đánh đều trứng, cho lá lốt đã thái sợi vào, nêm gia vị vừa ăn.
  • Đổ dầu vào chảo, đợi dầu sôi cho hỗn hợp trứng lá lốt vừa đánh vào rồi chiên.
  • Ăn không hoặc dùng chung với cơm.

Lưu ý khi thực hiện chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt

Lá lốt là thảo dược thiên nhiên, có dược lực thấp vì vậy chỉ có tác dụng hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ chứ không có khả năng trị bệnh triệt để. Thông thường, các cách thức trị bệnh bằng thảo dược này chỉ được áp dụng trong trường hợp bệnh nhẹ hoặc sử dụng song song với các cách điều trị khác.

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt người bệnh cũng cần chú ý những vấn đề sau:

  • Không mang vác vật nặng, không làm việc quá sức và điều chỉnh tư thế ngồi phù hợp.
  • Không sử dụng các loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe xương khớp như đồ uống có cồn, thức ăn nhanh, đồ ăn chiên rán… hoặc các chất kích thích có hại.
  • Uống đủ nước khoảng 2 – 2,5 lít mỗi ngày nhằm cấp ẩm cho đĩa đệm giúp xương khớp hoạt động linh hoạt hơn.
  • Sử dụng các phương pháp điều trị khác như vật lý trị liệu, uống thuốc trị thoái hóa cột sống cổ theo Tây y, Đông y, phẫu thuật…

Qua bài viết, người bệnh đã có thể thêm thông tin về phương pháp chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt an toàn và cũng góp phần hiệu quả trong việc giảm những cơn đau cho người bệnh.

Kết quả tác dụng có thể da dạng tùy theo cơ địa của mỗi người mà có những phác đồ hỗ trợ điều trị khác nhau. chính vì vậy bạn đọc cần liên hệ trực tiếp với người có chuyên môn để được tư vấn cũng như hỗ trợ điều trị một cách tốt nhất.

Bình luận (0)