Hầu hết polyp dạ dày không gây ung thư song vẫn có một số loại làm tăng nguy cơ ung thư trong tương lai. Do đó, việc căn cứ vào loại polyp dạ dày mà bác sĩ sẽ chỉ định nên phẫu thuật hay không.
1. Trường hợp không cần phẫu thuật
Qua nội soi, nếu xét thấy khối u nhỏ không phải là u tuyến thì người bệnh không cần làm phẫu thuật cắt bỏ vì chúng không gây biểu hiện bất thường gì trên cơ thể vá rất hiếm trở thành ung thư.
Khi đó, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn theo dõi khối u định kỳ mà không chỉ định phẫu thuật.
2. Trường hợp cần điều trị polyp dạ dày
Bạn sẽ phải điều trị polyp dạ dày nếu gặp phải một trong những trường hợp sau:
Cắt bỏ khối u tuyến và u dạ dày lớn
Nếu khối u là u tuyến hoặc khối u có kích thước lớn hơn 0.5 cm thì người bệnh cần được thực hiện cắt bỏ. Hầu hết những khối u này có thể cắt bỏ trong khi nội soi.
Điều trị vi khuẩn Hp
Đối với những người bị nhiễm vi khuẩn Hp, cần nhanh chóng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh bằng thuốc kháng sinh để triệt tiêu chúng ra khỏi dạ dày hoàn toàn. Khi dạ dày được “lọc” sạch, những khối u tăng sản có thể biến mất. Cách chữa trị trên cũng có tác dụng hữu hiệu trong việc ngăn chặn khối u tái phát.
Tóm lại: Khi phát hiện polyp có trong dạ dày nhỏ và không phải là u tuyến thì không cần chữa trị. Còn nếu polyp có kích thước đủ lớn, bạn nên nghe theo bác sĩ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ để tránh những biến chứng nguy hiểm không đáng có.
3. Chế độ sinh hoạt sau khi cắt polyp dạ dày
Sau khi thực hiện phẫu thuật cắt polyp dạ dày, người bệnh cần chú ý đến ăn uống và sinh hoạt:
- Trong vài ngày đầu sai khi mới làm phẫu thuật cắt bỏ, bạn chỉ nên uống sữa và ăn những món lỏng, mềm như cháo.
- Khi đi tiêu, chú ý quan sát xem phân có dấu hiệu bất thường hay không.
- Không làm việc quá lao lực trong vòng 7 ngày kể từ khi phẫu thuật.
- Uống thuốc trị bệnh đúng giờ theo toa kê của bác sĩ.
Trên đây là một số thông tin về cách điều trị chúng hiệu quả. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đến bạn. Chúc bạn khỏe mạnh.
Bình luận (0)