Thể dục là hoạt động giúp kích thích nhu động ruột và quá trình đào thải của cơ thể trở nên trơn tru hơn. Vậy nên nếu đang mắc trĩ, bạn không nên bỏ qua 5 bài tập thể dục này để cải thiện tình trạng trĩ của mình.
1. Bài tập co thắt cơ hậu môn
Chỉ với vài thao tác cơ bản dưới đây, bạn có thể luyện tập bài tập này ở mọi lúc mọi nơi. Bạn hãy nhớ kỹ những bước dưới đây để thực hiện cho đúng nhé:
Bước 1: Bạn cần thả lỏng để cơ thể thoái mái nhất, sau đó tập trung chú ý vào vùng ổ bụng.
Bước 2: Hít một hơi thật sâu, kẹp chặt cả hai bên mông và đùi thực hiện co thắt hậu môn như khi nhịn đại tiện; lưỡi uốn lên hàm trên.
Bước 3: Giữ nguyên trạng thái, nín thở khoảng 10 giây rồi thở ra từ từ, thả lỏng cơ thể cho cơ hậu môn trở về trạng thái bình thường, đồng thời lưỡi cũng hạ xuống.
Bước 4: Nghỉ khoảng 30 giây rồi tiếp tục tập luyện. Mỗi lần nên tập từ 20 – 30 nhịp, tập càng nhiều lần càng tốt.
Tác dụng: Bài tập giúp tăng cường khả năng co thắt cho cơ vòng ở hậu môn. Nếu ai mới bị búi trĩ lòi ra ngoài thì bài tập này cũng rất phù hợp. Tư thế bài tập có thể là nằm, ngồi hoặc đứng đều được.
2. Bài tập vùng đan điền
Thêm một bài tập chữa bệnh trĩ mà bạn không nên bỏ qua đó chính là bài tập vùng đan điền. Để thực hiện bài tập này thành công thì cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận và các cơ. Theo dõi hướng dẫn chi tiết qua 4 bước dưới đây:
Bước 1: Bạn có thể nằm trên giường hoặc trên thảm tập theo sở thích. Chú ý hai chân duỗi thẳng, tay đặt song song với phần thân.
Bước 2: Mắt nhắm hờ, tập trung tất cả suy nghĩ về vùng đan điền, hít thở sâu đồng thời thót hậu môn, hai bàn tay co lại, cắn chặt hai hàm răng, các ngón chân cong lên hướng về phía trên.
Bước 3: Giữ chặt những tư thế này từ 5 – 7 giây, thở ra từ từ và thả lỏng toàn thân. Nghỉ ngơi tại chỗ từ 1 – 2 phút rồi thực hiện tiếp.
Bước 4: Thực hiện những lần tập theo tương tự. Mỗi ngày nên dành 30 phút để thực hiện.
Tác dụng: Giúp cơ thể tự có phản ứng thắt hậu môn. Nếu búi trĩ tự sa ra ngoài thì bài tập này sẽ giúp búi trĩ dễ dàng co lại.
Lưu ý: Cách xác định vùng đan điền đó chính là vùng bụng dưới gần xương mu. Vị trí này là nơi tập trung khí của cơ thể.
3. Bài tập nâng hậu môn
Bài tập thể dục này bạn có thể áp dụng ngay tại nơi làm việc vào những lúc rảnh rỗi. Quan sát những thao tác cần thiết để thực hiện:
Bước 1: Ngồi lên ghế vắt chéo chân và hai tay chống eo, sau đó đứng lên và thực hiện nhót hậu môn.
Bước 2: Đợi khoảng 5 giây sau thì thả lỏng cơ thể. Những lần kế tiếp thì làm tương tự.
Tác dụng: Bài tập giúp cơ thể tự có phản ứng co thắt hậu môn khi di chuyển.
4. Bài tập đi bộ
Việc đi bộ không chỉ giúp xương khớp dẻo dai, tăng cường sự linh hoạt mà còn giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả. Vì thế, bạn hãy đi bộ mỗi ngày 30 phút để phòng ngừa và cải thiện bệnh trĩ. Chúng tôi xin hướng dẫn cách đi bộ chính xác để bạn dễ dàng thực hiện:
Bước 1: Bạn đứng thẳng người, hai tay thả lỏng, bàn tay và hàm hơi khép lại.
Bước 2: Đi bộ nhẹ nhàng, khi một chân bước lên thì đồng thời bạn thực hiện thót hậu môn, sau đó bước tiếp chân còn lại.
Khi mới thực hiện lần đầu thì bạn sẽ thấy khó thực hiện nhưng chỉ sau vài lần làm quen thì động tác sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Chú ý: trước khi tập luyện bạn nên chọn trang phục gọn gàng, thoáng mát và dễ hút mồ hôi để cảm thấy thoải mái nhất trong quá trình tập luyện.
5. Bài tập tăng cường tiêu hóa
Bài tập cuối cùng mà chúng tôi muốn giới thiệu đó chính là bài tập tăng cường tiêu hóa. Sau khi thực hiện bài tập này thì vấn đề tiêu hóa của bạn sẽ nhanh chóng được cải thiện phần nào. Hãy tham khảo các bước thực hiện dưới đây:
Bước 1: Đứng trên thảm tập với tư thế thẳng, hai chân rộng bằng vai, hai tay đặt song song với phần thân, lòng bàn tay nắm hờ.
Bước 2: Cúi hai đầu gối xuống nhưng vẫn giữ lưng thẳng, hít sâu và khép chặt miệng, lưỡi thì đánh lên hàm trên. Đồng thời lúc này thực hiện thót hậu môn.
Bước 3: Giữ tư thế khoảng 10 giây sau đó trở về tư thế ban đầu. Bạn nên tập 5 – 7 lần mỗi ngày.
Đừng quên áp dụng và kiên trì luyện tập mỗi ngày để có sức khỏe tốt và tinh thần vui vẻ
Bình luận (0)